Cấu trúc Võ bị chí

Một đoạn của bản đồ Mao Khôn mô tả các vù phụng phụ cận xưởng đóng tàu Nam Kinh.

Võ bị chí với 240 quyển, phân ra thành 5 phần:

  • "Binh quyết bình": Gồm 18 quyển, tập hợp các lý thuyết quân sự Cửu gia binh thư cổ đại Trung Quốc như "Tôn tử", "Ngô tử", "Tư Mã pháp", "Tam lược", "Lục thao", "Úy Liêu tử", "Lý Vệ công vấn đối", "Thái Bạch âm kinh".
  • "Chiến lược khảo" Gồm 31 quyển, tập hợp mô tả hơn 600 trận chiến tiêu biểu trong lịch sử Trung Hoa từ thời Xuân Thu đến tận đời Nguyên. Trong số này có nói về trận Mã Lăng và trận Xích Bích, những ví dụ về việc đánh bại kẻ thù mạnh hơn.
  • "Trận luyện chế": Gồm 41 quyển, giới thiệu các đại trận pháp, phương pháp huấn luyện tướng sĩ bộ binh, kị binh và chiến xa, cũng như việc luyện tập võ nghệ với nhiều loại vũ khí khác nhau như thương và đao.
  • "Quân tư thặng": Gồm 55 quyển, giới thiệu các nội dung liên quan đến lý luận về chiến tranh, chẳng hạn như hành quân, cắm trại, dàn quân, truyền đạt mệnh lệnh, phương pháp công - thủ thành, cung cấp lương thực, vũ khí, chăm sóc sức khoẻ và vận tải, nhưng chỉ một vài phần được đặt tên.
  • "Chiếm độ tải": Gồm 96 quyển, tập hợp các phương pháp vận dụng yếu tố thời tiết và đặc điểm địa lý có liên quan đến chiến tranh (gồm cả bói toán), hải phòng, giang phòng, hàng hải. Trong phần này còn tồn lưu "bản đồ Mao Khôn", bản đồ duy nhất còn sót lại đại diện cho các tuyến vận chuyển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được sử dụng bởi các đội tàu của Trịnh Hòa.[3]